ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG DẠY HỌC KẾT HỢP: SỬ DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM
Đánh giá quá trình là hoạt động kiểm tra đánh giá trong lớp học mang tính chất vì sự phát triển của người học (formative) khi minh chứng về kết quả học tập của học sinh được thu thập, lý giải, và sử dụng bởi người dạy, người học, hoặc bạn cùng lớp để đưa ra quyết định thực hiện các bước tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học (Black and Wiliam, 2009). Đánh giá quá trình về bản chất mang tính định hướng, dẫn dắt cho người dạy và người học nhiều hơn là ra quyết định. Mục đích chính của đánh giá quá trình là (1) xác định điểm mạnh và những điểm cần cải thiện ở người học; (2) giúp người dạy lập kế hoạch dạy học; (3) giúp người học tự định hướng hoạt động học tập của mình, tự hoàn thiện bài tập, và hoàn thiện các kĩ năng tự đánh giá; (4) thúc đẩy tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm đối với học tập trong mỗi người học.
Đánh giá quá trình trong lớp học có thể được coi là các chiến lược đánh giá thường xuyên mang tính hệ thống để thu thập thông tin phản hồi về hoạt động học tập của người học, giúp chúng ta trả lời 04 câu hỏi sau:
1. Người học đã thực sự học được gì từ bài giảng trên lớp?
2. Người học tiến bộ như thế nào so với mục tiêu dạy học đã đề ra?
3. Người học gặp những khó khăn gì trong quá trình kiến tạo tri thức?
4. Quá trình nhận thức và tư duy của người học diễn ra như thế nào?
Tuy nhiên, với một lớp học với hơn 50 sinh viên, giảng viên sẽ khó có thể theo dõi mọi hoạt động học tập. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, mọi thứ có thể trở nên dễ dàng hơn đối với giảng viên khi thực hiện được tối đa ý nghĩa của đánh giá quá trình: tạo nhiều cơ hội cho người học được thể hiện, được tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau và quan trọng là hoàn thiện năng lực cảu bản thân sau mỗi phản hồi tích cực.
Sinh viên bậc đại học với lợi thế về khả năng tiếp cận các thiết bị công nghệ thông tin cũng như gần 100% sinh viên đều sử dụng điện thoại thông minh sẽ mang đến cơ hội đổi mới cho hoạt động giảng dạy cũng như kiểm tra đánh giá. Trong kì học vừa qua, Khoa Quản trị Chất lượng đã mạnh dạn sử dụng các phần mềm hỗ trợ đánh giá quá trình như Mentimeter, Plicker, Kahoot... Các hoạt động này nhận được phản hồi tích cực từ sinh viên, cũng như giúp giảng viên quản lý lớp học hiệu quả hơn.
Bài viết này sẽ giới thiệu một cách tóm lược cách thức triển khai các hoat động đánh giá quá trình trong dạy học kết hợp với sự hỗ trợ của một số phần mềm. Những hình ảnh được sử dụng là các hoạt động mà chúng tôi đã triển khai trong học phần “Đánh giá trong giáo dục”, chương trình cử nhân sư phạm – Trường Đại học Giáo dục.
Nguyễn Thị Phương Vy - Giảng viên khoa QTCL

- Seminar khoa học tháng 5: TỰ CHỦ ĐẠI HỌC VIỆT NAM - GÓC NHÌN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
- Seminar khoa học tháng 3: THE ROLE OF THE MUNICIPALITY OF REGGIO EMILIA IN PROMOTING ECEC OF HIGH QUALITY
- ENGLISH CULTURAL WORDS ACQUISITION AND STUDENTS’ COMPREHENSION READING COMPETENCY
- ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ
- A PRELIMINARY STUDY ON STUDENT - LECTURER INTERACTION IN ONLINE LEARNING MODE TO ENHANCE LEARNING EXPERIENCE
- THE KEY FACTORS FOR ENSURING AUTONOMY AND ACCOUNTABILITY OF HIGHER EDUCATION INSTITUTIONS IN Vietnam
- SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP
Tin cùng loại
