Tự chủ đại học là xu thế tất yếu khách quan của các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới và Việt Nam [19]. Cho đến nay, trên phạm vi thế giới có một số hình thức, mức độ tự chủ đại học (cùng với vai trò, mức độ kiểm soát của Nhà nước) sau đây: Mô hình Nhà nước kiểm soát hoàn toàn (State control): Ví dụ Malaysia; Mô hình bán tự chủ (Semi - independent): Ví dụ Singapore; Mô hình độc lập (Independent): Ví dụ Anh, Mỹ (Theo Báo cáo tổng quan về xu thế quản trị đại học trên thế giới của Ngân hàng Thế giới - Word bank năm 2008).
Trao đổi học thuật
Nếu như trước đây, mọi hoạt động dạy học đều diễn ra trên lớp, giảng viên giữ vai trò truyền đạt kiến thức, đánh giá sinh viên và sinh viên buộc phải đến lớp để được tham gia khóa học thì hiện nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin: trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật, big data đã tạo ra một bước tiến lớn trong mọi lĩnh vực và giáo dục cũng không ngoại lệ. Để theo kịp với xu thế công nghệ, Giáo dục cũng liên tục đổi mới, phát triển để mang tới những phương pháp giảng dạy mới mẻ, đa dạng, giúp người học có thể chủ động học ở bất kì nơi đâu và trong bất kì thời gian nào. Dạy học kết hợp là một chương trình học có sự kết hợp giữa thời gian học tập tương tác trên lớp với các hoạt động trực tuyến. Việc mở rộng môi trường học tập như vậy cho phép sinh viên tận hưởng trải nghiệm giảng dạy và học tập tốt hơn.
Trong kỷ nguyên số hóa, nơi mà sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã làm xã hội không ngừng biến đổi trong hầu hết các lĩnh vực đời sống, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ vật liệu, điện/điện tử, tự động hóa. Với lĩnh vực giáo dục, công nghệ thông tin ngày càng khẳng định vị thế và sự ảnh hưởng trong việc hỗ trợ hoạt động giáo dục và đào tạo. Nhờ vào thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big data) đã giúp người học có thể học tập mọi lúc mọi nơi thông qua các thiết bị di động cá nhân kết nối Internet (học tập trực tuyến).
Trong quá trình học đại học của sinh viên, tự học có vai trò rất quan trọng. Tự học là yếu tố quyết định chất lượng học tập, chất lượng đào tạo bởi nó phát huy tính tự giác, tích cực chiếm lĩnh tri thức của sinh viên. Do đó, bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên là việc làm rất quan trọng và cần thiết trong các trường đại học. Bài báo phân tích ảnh hưởng của đánh giá quá trình lên năng lực tự học của sinh viên Trường Đại học Vinh nhằm chỉ ra những yếu tố tác động tích cực tới việc học tập của người học, từ đó đưa ra những khuyến nghị cho việc dạy học.
Trắc nghiệm thích ứng trên máy tính (Computerized Adaptive Testing – CAT) là một hình thức kiểm tra đánh giá cho phép rút ngắn số lượng câu hỏi nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác về đánh giá năng lực của thí sinh. Một trong những phần cốt lõi của hệ thống trâc nghiệm thích nghi là các thuật toán ước lượng năng lực thí sinh và lựa chọn câu hỏi. các thuật toán này đóng vai trò đầu máy trong quá trình vận hành hệ thống trắc nghiệm thích nghi trên máy tính. Nghiên cứu này sẽ phát triển các thuật toán cốt lõi trong hệ thống trắc nghiệm thích nghi, từ đó lập trình hệ thống trắc nghiệm thích ứng. Nghiên cứu cũng tiến hành xây dựng ngân hàng gồm 500 câu hỏi trắc nghiệm thích ứng được chuẩn hóa theo lý thuyết IRT với điều kiện độ khó tuân theo phân phối chuẩn thỏa mãn kiểm định Kolmogorov – Smirnov, để đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 10. Kết quả vận hành thử nghiệm với hệ thống ngân hàng câu hỏi bước đầu cho thấy: Bộ câu hỏi xây dựng đã đáp ứng yêu cầu mô hình ước lượng năng lực và thuật toán cốt lõi đáp ứng được yêu cầu của trắc nghiệm thích ứng.
Từ khóa: Trắc nghiệm thích ứng trên máy tính; đánh giá năng lực; năng lực đọc hiểu.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng tới hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất của người học, theo định hướng tích hợp ở bậc học thấp và phân hoá ở bậc học cao hơn, thay vì chỉ tập trung vào những kiến thức, kĩ năng riêng lẻ. Ba môn học Vật lí, Hóa học, Sinh học ở cấp THCS được thay thế bằng môn Khoa học tự nhiên đã khắc phục sự thiếu tính hệ thống và liên kết, đặc biệt khi giải thích các hiện tượng thực tiễn của chương trình cũ (Phạm Đỗ Nhật Tiến, 2013). Đây cũng là xu hướng được ghi nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Australia, Trung Quốc, Singapore,… Môn Khoa học tự nhiên được kì vọng giúp học sinh (HS) hình thành và phát triển thế giới quan khoa học; qua đó, hình thành nhiều phẩm chất và năng lực, trong đó có năng lực khoa học. Song song với thay đổi nội dung, hình thức môn học, cần có hướng dẫn cụ thể về các tiêu chí và mức độ năng lực khoa học cho giáo viên (GV) để thiết kế được bài học và công cụ đánh giá phù hợp. Hiện nay, trong Chương trình giáo dục phổ thông, môn Khoa học tự nhiên đã có trình bày cấu trúc năng lực và các biểu hiện của năng lực khoa học gồm ba năng lực thành phần nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể cũng như các công cụ đánh giá có thể sử dụng. Nghiên cứu này phân tích, so sánh khung năng lực khoa học của Việt Nam với khung năng lực khoa học của tổ chức OECD, khung năng lực của Australia và Singapore - hai quốc gia có sự tương đồng về tích hợp khoa học tự nhiên ở cấp THCS; từ đó, đề xuất các tiêu chí và thang đo năng lực khoa học phù hợp với HS lớp 6.
Blended learning is one of the most popular approaches in higher education. To implement Blended Learning more effective, teachers need to make innovations in teaching and assessing strategies. The paper analyzes the influence of formative assessment on students' learning motivation in blended earning by combining studying document with surveying 215 students. The results have shown that formative assessment strategies have a significant effect on learners' motivation
Keywords: effect, formative assessment, learning motivation, blended learning.
The main objective of this research was to analyze the relationship between eduation levels of Vietnamse Youth and their puposes of life. We used the data from the School-to-Work Transition Survey-SWTS in 2012-2015. Both descriptive statistics and multinomial logit regression analyses were used for the study. We provide the first evidence that higher levels of education is closely linked with having purpose of non-monetary life purposes, namely contributing to society; a successful career or a happy family. In addtion, such effects tend to increase with higher levels of education. Thus, our research finding implies that better education not only offers economic benefits for educated individuals but also for their family, communities and society.
Keywords: Education; Multinomial logit model; purposes of life; Vietnamese youth.
Năng lực phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non là năng lực chuyên môn quan trọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chủ đề này chưa được nghiên cứu sâu. Do vậy, trong nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu khám phá những thành tố phản ánh năng lực phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non. Sử dụng phương pháp Delphi, tác giả đã thực hiện ba vòng thảo luận. Vòng thứ nhất, phỏng vấn sâu, thảo luận trực tiếp với 10 chuyên gia là những giáo viên mầm non có kinh nghiệm chuyên môn, một số hiện đang là lãnh đạo chuyên môn ở các trường mầm non và các giảng viên khoa giáo dục mầm non của các trường cao đẳng sư phạm nhằm định hình những thành tố ban đầu của năng lực phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hai vòng tiếp theo, tác giả thực hiện một khảo sát với 14 chuyên gia để xác định cụ thể những phương diện biểu hiện của năng lực phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non. Có 46 chỉ báo được chia thành 4 nhóm: (1) Đáp ứng ngôn ngữ của giáo viên; (2) Các hoạt động phát triển ngôn ngữ, (3) Xây dựng môi trường lớp học, (4) Sự phối hợp với phụ huynh và cộng đồng. Kết quả của nghiên cứu cung cấp cho các nhà làm chính sách, các nhà quản lý, các chương trình đào tạo bồi dưỡng năng lực giáo viên mầm non cơ sở đánh giá năng lực cũng như đào tạo bồi dưỡng năng lực cho giáo viên mầm non.
Achievements and challenges after a dozen years of development
Among educational practices in the era of globalisation, developing countries are emerging with diverse representations of transnational collaboration. This paper investigates the operation and regulation of joint programs in Vietnam as a case study of higher education under the impact of profit-driven motives. It first reviews the trends, international agendas, and model frameworks for the provision of transnational services in education. Drawing on professional experience as quality assurance practitioners, higher education policymakers, and transnational education teacher participants, the authors critically reflect on recent development of joint programs in Vietnam pertaining to major quality assurance, decision making, partner selection, and curriculum issues. Corresponding solutions are then recommended with reference to aforementioned frameworks of effective practices. This paper offers both theoretical and practical views of transnational joint programs to inform key stakeholders in the enhancement of international collaboration in higher education. It also hopes to contribute to a more pluralistic perspective of this international practice to the current research field.
Ngày 29/04/2020, Khoa Quản trị chất lượng, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN đã tổ chức thành công Seminar “Xu thế công nghệ và giáo dục thời đại 4.0” nhằm mục tiêu trao đổi thông tin dẫn đến sự đồng thuận trong hoạt động giáo dục với khách mời chương trình là diễn giả TS Mai Văn Tỉnh, PGS.TS Lê Đức Ngọc và gần 70 giảng viên của trường tham dự qua phòng họp trực tuyến Zoom. Đây cũng là hoạt động thường niên trong chuỗi Seminar chuyên môn của Khoa Quản trị chất lượng nhằm không ngừng nâng cao, đổi mới trong việc ứng dụng công nghệ vào quá trình dạy và học tập trực tuyến của trường.
Ngày 17 tháng 04 năm 2020, Khoa Quản trị Chất lượng đã tổ chức thành công buổi Seminar với chủ đề "Đảm bảo chất lượng hoạt động đào tạo trực tuyến". Tại buổi Seminar, nhiều báo cáo được trình bày thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà giáo dục.
An exploration of the competency frameworks for the external quality assurance practitioners
Thúc đấy hoạt động học tập của sinh viên thông qua đánh giá quá trình trong dạy học Blended learning
Mở đầu chuỗi seminar tháng 12 của Khoa QTCL là seminar "Thúc đấy hoạt động học tập của sinh viên thông qua đánh giá quá trình trong dạy học Blended learning" do TS. Lê Thái Hưng trình bày.
Ngày 26/11/2019, Khoa Quản trị Chất lượng đã tổ chức thành công buổi seminar do Tiến sĩ Ngô Thanh Hà chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với chủ đề: "PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH TRONG NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC QUỐC TẾ VÀ SO SÁNH" (Qualitative Research Methodology in International and Comparative Education Research)
Để đánh giá đạt được mục đích vì sự tiến bộ của người học thì hoạt động đánh giá quá trình càng cần được chú trọng và triển khai thường xuyên trong quá trình dạy học.
Tóm tắt: Bài viết này phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa 3 mô hình đảm bảo chất lượng được sử dụng rộng rãi nhất trong các hệ thống giáo dục đại học trên thế giới: kiểm định chất lượng, đánh giá chất lượng và kiểm toán chất lượng. Trước hết, nghiên cứu trình bày những khái niệm liên quan đến đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. Tiếp theo, nghiên cứu tập trung thảo luận chi tiết mỗi mô hình. Cuối cùng, bài viết đưa ra sự so sánh giữa 3 mô hình đảm bảo chất lượng này.
Từ khóa: Mô hình đảm bảo chất lượng, giáo dục đại học, kiểm định chất lượng, đánh giá chất lượng, kiểm toán chất lượng.
Từ khóa: Mô hình đảm bảo chất lượng, giáo dục đại học, kiểm định chất lượng, đánh giá chất lượng, kiểm toán chất lượng.
Tóm tắt: Khung trình độ quốc gia Việt Nam đã được ban hành theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học cần được rà soát và điều chỉnh đáp ứng với khung trình độ quốc gia Việt Nam. Cụ thể, mối tương quan giữa chuẩn đầu ra, cấu trúc chương trình đào tạo, các bước xây dựng và phát triển chương trình đào tạo với các yêu cầu về năng lực đầu ra được nêu trong Khung trình độ quốc gia cần được nghiên cứu và giải quyết thấu đáo để các cơ sở giáo dục có lộ trình điều chỉnh và cập nhật chương trình đào tạo cho phù hợp với bối cảnh mới. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về mức độ đáp ứng khung trình độ quốc gia của các chương trình đào tạo đại học từ góc độ phân tích về chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học, các bước phát triển chương trình đào tạo, những điểm tương thích và chưa tương thích về nội dung và cấu trúc của các chương trình đào tạo đại học với các yêu cầu về chuẩn năng lực tương ứng nêu tại Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ việc khảo sát, đánh giá các chương trình đào tạo đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Từ khóa: Khung trình độ quốc gia Việt Nam; chuẩn đầu ra; chương trình đào tạo.