Nghiên cứu đạt giải nhất cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho người học của trường Đại học Giáo dục năm học 2018 - 2019
Trao đổi học thuật
Tóm tắt: Độ giá trị của đề thi và đảm bảo độ giá trị của đề thi là vấn đề quan trọng trong việc thiết kế và xây dựng đề thi. Độ giá trị, bên cạnh độ tin cậy, là một trong những tiêu chí đảm bảo rằng đề thi tuân theo các tiêu chuẩn chuyên môn và kỹ thuật nhất định để đo lường những kiến thức, kỹ năng, năng lực đề thi được thiết kế nhằm mục đích đo. Nói cách khác, độ giá trị cho chúng ta biết đề thi đo lường được bao nhiêu lượng kiến thức chúng ta dự kiến đo lường. Do vậy, đề thi luôn luôn cần phải được đảm bảo về độ giá trị. Các chỉ số giúp đảm bảo độ giá trị là độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy của đề thi. Ở Việt Nam, các kỳ thi diện rộng như kỳ thi trung học phổ thông quốc gia được tổ chức hàng năm và có tính chất quan trọng, quyết định sự nghiệp học hành của học sinh. Do đó các đề thi sử dụng trong kỳ thi này cần thiết phải đảm bảo nhiều yếu tố trong đó có độ giá trị. Bài viết này nhằm phân tích sự cần thiết cũng như các yếu tố của độ giá trị đề thi nói chung, phân tích độ giá trị bề mặt và độ giá trị nội dung của các đề thi tiếng Anh được sử dụng trong kỳ thi THPT quốc gia 2015 qua đó đưa ra những đề xuất kiến nghị nhằm đảm bảo độ giá trị của các đề thi sử dụng cho diện rộng ở Việt Nam.
Từ khóa: độ giá trị, đảm bảo, thi, diện rộng
Tìm hiểu về lý thuyết ứng đáp câu hỏi ((Item Response Theory – IRT) và ứng dụng lý thuyết này trong việc xây dựng đề thi trắc nghiệm chuẩn hóa.
Trắc nghiệm tham chiếu tiêu chí - Trắc nghiệm tham chiếu nhóm chuẩn. Điểm khác biệt và tầm quan trọng trong đánh giá người học.
Năng lực GQVĐ là một trong những năng lực cơ bản và cần thiết đối với mỗi cá nhân khi cuộc sống là một chuỗi các vấn đề cần phải giải quyết. Tuy nhiên việc đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh cũng đang gặp phải những khó khăn nhất định. Bài viết đề cập tới việc xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực GQVĐ của học sinh trong môn Vật Lí thông qua các tình huống giả định.
Năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực cơ bản và cần thiết đối với mỗi cá nhân khi cuộc sống là một chuỗi các vấn đề cần phải giải quyết. Tuy nhiên việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh cũng đang gặp phải những khó khăn nhất định. Bài viết đề cập tới việc xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh chương Oxi – Lưu huỳnh - hóa học 10 thông qua các tình huống giả định.
Hiện nay, nền giáo dục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề, điều này cho phép học sinh áp dụng kiến thức và sự hiểu biết hiện tại để tạo ra những cách thức mới cho các tình huống chưa có sẵn trình tự giải quyết trước đó. Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả là một trong những mục tiêu lâu dài và được khuyến khích trong giảng dạy Sinh học. Bài viết này khẳng định năng lực giải quyết vấn đề hoàn toàn có thể đo lường được một cách khách quan bằng cách dựa trên khung tiêu chí thang phát triển năng lực cụ thể để xây dựng một bài kiểm tra với các câu hỏi liên quan đến tình huống thực tế. Nhìn chung, thành công của việc giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có độ nhạy bén với bối cảnh, áp dụng kiến thức và mô hình phù hợp. Với vai trò trung tâm trong sự thành công, năng lực giải quyết xứng đáng được chú trọng hơn nữa trong chương trình Sinh học trung học phổ thông.
NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Lý luận và đề xuất trong dạy học và đánh giá bậc THPT ở Việt Nam
Giảng dạy và kiểm tra đánh giá các kỹ năng của thế kỷ 21 đã thay đổi kèm theo yêu cầu ngày càng nhiều các năng lực mới của người học để đáp ứng nhu cầu của công việc và cuộc sống hiện đại. Một trong số các năng lực đó là năng lực hợp tác giải quyết vấn đề, bao gồm năng lực nhận thức và năng lực xã hội. Năng lực này tạo điều kiện cho người học nhận biết những điểm mạnh, điểm yếu và cùng hợp tác để thực hiện được các nhiệm vụ mà người học khó thể thực hiện một mình và qua đó hoàn thiện mình hơn. Để phát triển năng lực này cho học sinh, giáo viên cần chủ động thiết kế các hoạt động dạy học nhằm tạo ra vấn đề học tập và khuyến khích học sinh tư duy và hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề được giao. Từ đó, người học có những kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Hoạt động đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý nói chung và trong quản lý giáo dục nói riêng. Quản lý giáo dục để tạo ra sự thay đổi tích cực trong mỗi cơ sở giáo dục cũng như mỗi con người ...
Hoạt động đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý nói chung và trong quản lý giáo dục nói riêng. Quản lý giáo dục để tạo ra sự thay đổi tích cực trong mỗi cơ sở giáo dục cũng như mỗi con người ...